Vì sao cát thường được đưa vào chơi trong các trường mẫu giáo?

Đăng ngày: 23/04/2021 Lượt xem: 283

Vì sao cát thường được đưa vào chơi trong các trường mẫu giáo?

Cát được coi là một liệu pháp tâm lý cho trẻ em mẫu giáo. Nguyên tắc trị liệu có liên quan tới cát được đề xuất bởi Carl Gustav Jung, một bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ, là người sáng lập trường phái tâm lý học phân tích.  

Cát có đặc tính rò rỉ như nước. Các chuyên gia tin rằng nó hấp thụ năng lượng tiêu cực và tương tác với nó giúp thanh lọc năng lượng của con người, ổn định trạng thái cảm xúc. 

Chơi với cát, trong nhiều nghiên cứu, đã cho thấy tác động tích cực tới sức khỏe cảm xúc của cả trẻ em và người lớn, giống như một công cụ để chăm sóc tâm thần tốt. 

Khi chơi với cát, trẻ có cơ hội thể hiện những trải nghiệm cảm xúc sâu sắc của mình, được giải phóng khỏi nỗi sợ hãi thậm chí giúp giải tỏa các chấn thương tâm lý. 

Đặc biệt, chơi với cát giúp trẻ:

  • Phát triển khái niệm tự tích cực ở bản thân 
  • Có trách nhiệm hơn với hành vi của bản thân 
  • Phát triển khả năng tự chấp nhận  
  • Có cảm giác kiểm soát 
  • Nuôi dưỡng nhận thức về quá trình vượt khó 
  • Nuôi dưỡng lòng tự trọng và có niềm tin vào chính mình 

 

Đối với một đứa trẻ, trò chơi là ngôn ngữ biểu tượng của các con. Bằng cách chơi và tương tác với đồ chơi, đứa trẻ có thể thể hiện đầy đủ hơn (thay vì sử dụng ngôn ngữ) cách đối xử với chính mình, với người lớn… Chơi là một công cụ giao tiếp của trẻ. Trẻ thể hiện bản thân rõ ràng hơn và trực diện hơn trong các trò chơi tự phát do chính con khởi xướng. 

Cho tới nay, trò chơi cát và ứng dụng nó trong quá trình trị liệu vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải thích được hết. Tuy nhiên, với trẻ con, chơi với cát luôn luôn là một trò chơi hấp dẫn và rất nhiều niềm vui. 

Thật tốt nếu có thể cho con chơi với cát và các trường học mầm non có thể đưa cát vào là một hoạt động thường nhật cho trẻ. 

 

 

 

 

 

Bình luận Facebook:

Các bài viết khác: