GIẢI ĐÁP CÁC ĐẶC ĐIỂM NHẠY CẢM CỦA CON 0 – 6 TUỔI??

Đăng ngày: 05/01/2021 Lượt xem: 151

Giai đoạn nhạy cảm là như thế nào? Nhạy cảm về điều gì? Biểu hiện của trẻ ra sao? Cha mẹ cần phải nắm bắt những gì?

Các chuyên gia nghiên cứu giáo dục sớm đã quan sát và nghiên cứu giai đoạn nhạy cảm ở trẻ, tổng kết lại thành 9 giai đoạn quan trọng.

1. Giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ
Độ tuổi: 0 – 6 tuổi
Giai đoạn nhạy cảm của trẻ đối với ngôn ngữ xuất hiện khá sớm. Khi trẻ bắt đầu chú ý đến hình miệng và giọng điệu phát ra của người lớn, thì khả năng ngôn ngữ đã bắt đầu bộc lộ. Vì vậy ngay cả khi trẻ mới ra đời, người mẹ cũng phải thường xuyên giao lưu với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe, hoặc dùng cách đặt câu hỏi, để thúc đẩy năng lực biểu đạt của trẻ. Cách làm này sẽ tạo ra cơ sở vững chắc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ về sau.
2. Giai đoạn nhạy cảm về tính trật tự
Độ tuổi: 0 – 4 tuổi
Khi phát hiện ra môi trường quen thuộc bị thay đổi trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm, sợ hãi, và khó hòa nhập vào. Một môi trường có trật tự có thể giúp trẻ nhận thức về sự vật. Môi trường quen thuộc không chỉ có lợi, mà nó còn là điều tất yếu. Tính trật tự của sự vật và những thói quen sinh hoạt có thể mang lại cho trẻ những căn cứ trực giác về mối quan hệ giữa các sự vật. Trong môi trường này, trẻ sẽ dần hình thành được tính trật tự, đồng thời khả năng trí tuệ cũng được phát triển.
3.Giai đoạn nhạy cảm về cảm giác
Độ tuổi: 0 – 6 tuổi
Thính giác, thị giác , vị giác, xúc giác là những giác quan mà trẻ dùng để tìm hiểu thế giới và các sự vật ngay từ khi sinh ra. Từ 0 đến 3 tuổi, thông qua khả năng tiếp thu nhận thức, trẻ có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Từ 3 đến 6 tuổi sẽ là tận dụng những giác quan đó để phân tích thông tin từ bên ngoài. Tính hiếu kì của trẻ em trong giai đoạn này rất mạnh, chúng luôn muốn tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các giác quan, xác định rõ những cảm giác cụ thể, cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu về trí tò mò của trẻ.
4. Giai đoạn nhạy cảm về cảm hứng đối với sự vật
Độ tuổi: 1,5 – 4 tuổi
Trẻ trong giai đoạn này có góc nhìn hoàn toàn khác với người lớn. Người lớn thường chỉ trông thấy những vấn đề củ yếu, còn trẻ lại phát hiện ra những sự vật vô cùng nhỏ bé xung quanh môi trường sống của mình. Ví dụ: người lớn nhìn bãi cỏ, còn trẻ em sẽ nhìn lá cây hoặc một con chim. Người lớn nhìn một bộ quần áo, còn trẻ con lại chỉ nhìn túi áo. Vì vậy, người lớn có thể nhân cơ hội này để bồi dưỡng cho trẻ thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và toàn diện.
5. Giai đoạn nhạy cảm về hành động
Độ tuổi: 0 – 6 tuổi
Bản tính của trẻ đa phần là hiếu động và nghịch ngợm. Từ học ngồi, học bò đến học đi, mọi vận động của trẻ cứ dần dần phát triển. Cha mẹ phải cung cấp cho trẻ những điều kiện tốt nhất đối với sự vận động của trẻ, giúp trẻ thực hiện động tác một cách chính xác thuần thục, hơn nữa cha mẹ cần chú ý rèn luyện các động tác phối hợp giữa tay chân và mắt. Điều này không chỉ giúp trẻ rèn luyện thành những thói quen sinh hoạt tốt mà còn giúp não trái và não phải phát triển cân bằng, thúc đẩy phát triển cả về sức khỏe lẫn trí lực.
6.Giai đoạn nhạy cảm đối với những quy phạm xã hội
Độ tuôỉ: 2,5 – 6 tuổi
Trẻ khoảng hai tuổi rưỡi đã bắt đầu nảy sinh tình cảm đối với người khác, có nhu cầu được giao lưu kết bạn, muốn tham gia vào các hoạt động tập thể. Lúc này, mẹ phải hướng dẫn trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè; tham gia hoạt động giao lưu đông người. Trong quá trình này, hay giáo dục trẻ hình thành những lễ nghĩa đời thường và phép tắc sinh hoạt đúng đắn, lịch sự.
7. Giai đoạn nhạy cảm về chữ viết
Độ tuổi: 3,5 – 4,5 tuổi
Hơn 3 tuổi, trẻ sẽ đột nhiên cảm thấy hứng thú với việc “bôi vẽ”. Chúng thường thích lấy bút vẽ linh tinh hoặc viết. Mặc dù trẻ chưa thể vẽ được, thậm chí còn chưa biết cách cầm bút chính xác nhưng mẹ không nên cấm đoán hoặc kìm hãm sở thích nà của trẻ, mà phải cố gắng đáp ứng mong muốn thích vĩ, thích viết của trẻ.
8. Giai đoạn nhạy cảm về khả năng đọc
Độ tuổi: 4,5 – 5,5 tuổi
So với khả năng ngôn ngữ, khả năng cảm giác và khả năng vận động, thì khả năng viết và đọc của trẻ xuất hiện tương đối muộn nhưng cũng đồng thời với quá trình phát triển những khả năng trên, nếu có thể được tự do học tập, thì khả năng đọc và khả năng viết cũng sẽ xuất hiện. Lúc này, mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những cuốn sách thích hợp, tạo cho trẻ môi trường đọc thật tốt, giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích việc đọc sách.
Các giai đoạn nhạy cảm trên có thể là thách thức cũng có thể là cơ hội trong hành trình nuội dạy con của ba mẹ. Điều đó tùy thuộc vào sự lựa chọn và nỗ lực của cha mẹ trong việc chọn cho con một môi trường tồn tại thích hợp, như những trường có môi trường giáo dục Montessori hay dùng những Giáo cụ Montessori để giúp trẻ phát huy tối đa thế mạnh, tận dụng tốt những giai đoạn nhạy cảm để phát triển vượt bậc hơn nữa.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thông tin tuyển sinh của nhà trường, vui lòng truy cập đường link sau: http://khuyenmai.amon.edu.vn
———-
HỆ THỐNG TRƯỜNG MN GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM AMON KINDERCARE
Campus 1: Lô TT4.15 & 16 KĐT Nam Cường, Ngõ 234 Hoàng Quốc Việt, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 2: Lô 115 & 116 Phố Thiên Hiền, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm Hà Nội
Campus 3: Lô TT4. 24 & 25 KĐT Thành Phố Giao Lưu, Ngõ 232 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 4: Lô TT4. 1 KĐT Thành Phố Giao Lưu, Ngõ 232 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 5: Lô BT 06 – 08. KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Bình luận Facebook:

Các bài viết khác: