Dạy con về cảm xúc
Người lớn chúng ta thường phải cố gắng “kiểm soát” cảm xúc của mình khi đi làm, trong các mối quan hệ, trong nhiều tình huống… Nhưng bố mẹ có bao giờ tự hỏi là điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta yêu cầu trẻ phải cố gắng kiểm soát hành vi, kiểm soát những những cơn giận dữ và thất vọng? Liệu chúng ta có thể giúp con thể hiện cảm giác của con bằng cách tôn trọng nhu cầu của con và nhu cầu của những người xung quanh không?
Đây là những gì mà các giáo viên tại Amon luôn tâm niệm:
- Cảm xúc là năng lượng thuần khiết
- Sự thất vọng có thể tạo ra năng lượng giúp các con vượt qua những điều khó khăn
- Nỗi buồn có thể tạo ra năng lượng khuyến khích các con vươn lên và kết nối
- Lo lắng có thể tạo ra năng lượng giúp các con chuẩn bị một điều gì đó tốt hơn
Đây cũng là những lý thuyết về chức năng của cảm xúc. Chẳng hạn như trong một thử thách nào đó trong lớp học dành cho các bạn lớp mẫu giáo lớn tại Amon, thì quá ít cảm xúc có thể sẽ khiến các bạn không nỗ lực để đạt được chiến thắng còn quá nhiều cảm xúc thì con có thể cảm thấy quá sức, quá khó khăn để vượt qua thử thách đó.
Những cơn giận và sự tức giận chính là cảm xúc ở bên “quá nhiều”. Những cảm xúc này rất thường gặp ở độ tuổi nhỏ, ở thời thơ ấu do các vùng điều tiết cảm xúc của não bộ còn nhiều non nớt.
Chúng ta có thể:
- Không cần phải loại bỏ tất cả năng lượng cảm xúc đó
- Không cần phải “kiểm soát” năng lượng cảm xúc đó
Thay vào đó, chúng ta giúp trẻ phát triển khả năng điều tiết linh hoạt chứ không phải kiểm soát cứng nhắc.
Tại Amon, chúng tôi làm điều này trong 2 bước:
Bước 1: Đặt tên cho cảm xúc (giúp các bé xác định và có thể nói những gì con cảm thấy). VD: Con rất tức giận vì bạn Xoài lấy đồ chơi của con.
Bước 2: Cho con một nơi để đặt tất cả những năng lượng cảm xúc đó và tự điều chỉnh. VD trong lớp sẽ có một khu vực riêng, nơi nếu một đứa trẻ cần có thể tới đó và ngồi trong giây lát, cùng với sự hỗ trợ của cô giáo, để có thể bình tĩnh lại sau cơn giận dữ hoặc sau các tình huống xung đột.
Khi chúng ta hiểu cảm xúc của trẻ, chúng ta có thể cho phép con tự do thể hiện cảm xúc của mình.
Khi chúng ta giúp con gọi tên cảm xúc, đột nhiên con sẽ cảm thấy con được thấu hiểu và cảm xúc không còn quá lớn nữa. Chúng ta sẽ trở thành người dẫn đường giúp trẻ được tiếp thêm năng lượng để tự điều hành, giúp củng cố những kết nối mong manh trong bộ não non nớt của con!
Các bài viết khác:
- THAM QUAN LÀNG NGHỀ VÀ THỰC TẾ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RA VẢI LỤA (0 lượt xem)
- CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG – VÀ GIÁO DỤC CHO CON TRẺ CHO ĐI LÀ CON MÃI “TRAO YÊU THƯƠNG NHẬN LẠI YÊU THƯƠNG (0 lượt xem)
- KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN THÁNG 9 VỚI ĐIỂM ĐẾN CỬA HÀNG SÁCH (0 lượt xem)
- THUỶ CUNG LOTTE – ĐIỂM ĐẾN MƠ ƯỚC CỦA TẤT CẢ CÁC BẠN NHỎ (0 lượt xem)
- OPEN DAY 2024 – HẠNH PHÚC TRẢI NGHIỆM MỘT NGÀY CỦA CON Ở TRƯỜNG (0 lượt xem)
Bình luận Facebook: