NHỮNG SAI LẦM ĐIỂN HÌNH TRONG CÁCH GIÁO DỤC CON CỦA CHÚNG TA

Đăng ngày: 22/02/2021 Lượt xem: 142
Công bằng mà nói, không chỉ những đứa trẻ đôi khi cư xử không thể chịu đựng được. Chúng ta, những bậc cha mẹ, cũng thật khủng khiếp: chúng ta cằn nhằn, la hét, đe doạ bằng thứ gì đó, trừng phạt vô cơ… Tất nhiên chúng ta luôn có những lý do và lý do chính đáng: chúng ta mệt mỏi, vội vàng…
Giờ hãy điểm qua một vài sai lầm điển hình mà mình đã quan sát và ghi chép được nhé:
  • SAI KHIẾN/MỆNH LỆNH KHÔNG HIỆU QUẢ
“Rửa tay đi”, “Cất đồ đi”, hay thậm chí “Mẹ nói với con bao nhiêu lần rồi mà ăn xong cứ để bát đĩa như thế này…”
Bất chấp sự tẻ nhạt và không hề có hiệu quả khi lên giọng lớn tiếng kiểu này, chúng ta vẫn lặp đi lặp lại một lần, thêm lần nữa và nhiều lần nữa. Kết quả là đứa trẻ sẽ bắt đầu nói dối “Con đã rửa sạch rồi…” hoặc không còn nghe lời cha mẹ nữa.
Làm gì để thay thế những điều này? Đơn giản. Khi nói với con, hãy dừng lại, nhìn thẳng vào mắt con và nói một cách bình tĩnh điều bạn muốn. Càng ít từ càng tốt. Thay vì “Mẹ có nói với con là con không được bật TV cho tới khi con làm xong bài tập không?”. Bạn chỉ cần nói “Con sẽ được xem TV khi học xong”.
Cố gắng đưa ra những yêu cầu bằng cụm từ ngắn hoặc thậm chí chỉ một từ “Đến giờ đi ngủ rồi”, “ Ăn trưa nào”, “Học bài thôi”. Đừng làm trẻ quá tải với những mệnh lệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Con dễ dàng làm 01 việc cùng một lúc (ví dụ đi ủng) hơn là hoàn thành toàn bộ chuỗi nhiệm vụ (mặc quần áo đi con). Và nếu có thể, hãy liên kết yêu cầu của bạn với thứ mà con thích (Sau khi dọn đồ chơi mình sẽ đi dạo một chút nhé).
  • LA MẮNG
Thành thật thì, hầu như tất cả chúng ta đều la mắng con cái của mình mặc dù thực tế là nhiều người trong chúng ta sau đó cảm thấy tội lỗi về sự thiếu khoan dung của mình.
Ngay cả đôi khi việc mắng nhiếc có thể mang lại kết quả như mong đợi thì trong thực tế nó sẽ dạy trẻ 1 điều duy nhất: đó là con người khi tức giận, việc lớn tiếng là hoàn toàn có thể và chấp nhận được, là bình thường.
Bài học này sẽ có hậu quả lâu dài và rất khó chịu.
Làm gì khi trẻ làm gì đó thái quá hoặc cư xử không đúng đắn? Tất nhiên chúng ta vẫn có thể khiển trách con – nhưng không được cao giọng.
Con phải hiểu rằng mình đã làm điều gì đó tồi tệ và không thể chấp nhận được.
Khiển trách là một nghệ thuật. Đầu tiên, chúng ta phải trực tiếp nêu ra những gì con đã làm sai (Con không thể làm nước tràn hết ra phòng tắm thế này). Thứ hai, cần giải thích ngắn gọn và rõ ràng lý do của việc “không” (nước đổ ra sàn thế này dễ ngã trượt và rất bẩn). Thứ ba, cần nhấn mạnh hậu quả của hành vi vi phạm (nếu con tiếp tục đổ nước ra sàn, mẹ sẽ phải cho con ra khỏi nhà tắm ngay). Cuối cùng, cần đưa ra một phương án thay thế có thể chấp nhận được (con có thể vào trong bồn tắm và nghịch nước ở trong đó).
4 bước này mình cũng từng hướng dẫn rất cụ thể trong khoá học Giao tiếp tích cực – Khuyến khích động lực.
  • KHÔNG LÀM RÕ RANH GIỚI
Có một quy luật thế này: ranh giới không rõ ràng sẽ khiến trẻ ngầm hiểu hành vi của con là chấp nhận được và sẽ hoàn toàn phớt lờ những lời nhắc nhở.
Để thiết lập ranh giới rõ ràng về hành vi, trước hết cha mẹ phải xác định với bé về mặt tinh thần, có quyết tâm, thể hiện sự kiên định và kiên trì của con. Điều này rất quan trọng để trẻ không bị nhầm lẫn. Chẳng hạn bạn cho phép con làm điều gì đó hôm qua thì rõ ràng sẽ không công bằng khi trừng phạt điều tương tự ngày hôm nay. Cũng như không có ích gì khi trừng phạt một em bé khi con làm điều gì đó sai lần đầu tiên. Trước hết trẻ phải học các quy tắc. Ví dụ trẻ mẫu giáo của bạn có vẽ lên bàn không? Nếu có thì đưa giấy cho con.
Với trẻ lớn hơn, điều quan trọng là tránh những từ “không nên” trong những trường hợp phải nói rõ ràng là “không”. Cha mẹ không nên tranh cãi lâu với con và lặp đi lặp lại những lý lẽ giống nhau nhiều lần. Việc mua chuộc trẻ cũng không phải là cách khôn ngoan. Đưa ra yêu cầu, giới hạn và mô tả hậu quả của việc không tuân theo. Hãy tập trung vào hành vi của trẻ, không phải tính cách của trẻ.
  • TRỪNG PHẠT KHÔNG CÔNG BẰNG
Nhiều sai lầm của trẻ là một phần hành vi bình thường ở lứa tuổi và do đó việc trừng phạt con đơn giản là không công bằng. Vì vậy những hành vi thể hiện sự sở hữu, chẳng hạn như từ chối chia sẻ đồ chơi hay vô cớ giật đồ từ bạn khác là những hành vi hoàn toàn bình thường đối với độ tuổi toddler (18 tháng – 3 tuổi). Động lực chính đối với một em bé trong độ tuổi này là thoả mãn nhu cầu, mong muốn của chúng và trên hết là sở hữu những gì chúng muốn, khi chúng muốn. Ở độ tuổi 4-5 tuổi, hầu hết trẻ em đều có giai đoạn nói dối rất nhiều. Các nhà tâm lý học tin rằng việc này là một nhu cầu bình thường đối với một tâm trí chưa trưởng thành và đang phát triển.
Tất cả những việc này không có nghĩa là cha mẹ có thể dung túng cho sự tham lam hay lừa dối “tự nhiên”. Bất kể khi nào việc nhu cầu quá mức, chúng ta phải kiên nhẫn giải thích ngắn gọn tại sao con không chịu chia sẻ hoặc giật đồ là xấu. Tình huống nói dối phức tạp thì cha mẹ cần phải đủ tinh tế và tự phân tích xem vì sao con lại nối dối…
  • HỎI CON NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG CẦN THIẾT
Đừng cho con cơ hội “hợp pháp” đề từ chối những gì bố mẹ muốn ở con. Ví dụ nếu bạn hỏi “Con có muốn ăn không”, thì câu trả lời rất có thể là “không”, bất kể trẻ thèm ăn gì – đơn gỉan vì ở độ tuổi nhất định (chẳng hạn lên 2), câu trả lời phổ biến nhất ở trẻ em đều khá tiêu cực.
Hãy sử dụng câu mệnh lệnh thay cho câu hỏi, với giọng nói và từ ngữ phù hợp. Đừng quên sử dụng những từ ma thuật như là “làm ơn”, “cảm ơn” hoặc đưa ra 2 lựa chọn trong một câu hỏi “Con muốn ăn rau súp lơ trước hay là chả cá trước”.
  • ĐE DOẠ VÔ CĂN CỨ
Đưa ra những lời đe doạ tích cực có thể hiệu quả. Nhưng trong cơn giận mà chúng ta phóng đại lên: Mẹ sẽ vứt cái ipad này đi đấy thì không tích cực chút nào.
Đối với một đứa trẻ nhỏ, những lời đe doạ quá khó hiểu và mơ hồ hoặc xa xôi không hề hiệu quả. Chẳng hạn “Con sẽ không được đi sinh nhật Max vào thứ 7”. Trẻ mới biết đi chỉ hiểu khái niệm hiện tại và không đánh giá cao những nguy cơ hay sự khó chịu trong tương lai, dù là tương lai gần. Kết quả là đứa trẻ bị trừng phạt theo cách này trong thực tế không thấy được hậu quả của hành vi không chấp nhận được của mình. Và cho tới “thứ 7”, nếu bạn tiếp tục thực hiện lời đe doạ đã nói với con trước đó, con sẽ cảm thấy bạn không công bằng và tàn nhẫn, cảm thấy bạn sai con đúng.
Nếu đe doạ, nên cụ thể và ngay lập tức, chẳng hạn “Mẹ nói này Xim, nếu con không trả búp bê lại cho em, mẹ sẽ lấy một món đồ con thích để đưa cho em”. Nói với con một cách bình tĩnh, rõ ràng, thể hiện quyền kiểm soát và tình hình cũng đang được kiểm soát. Nếu con phớt lờ lời đe doạ, hãy thực hiện ngay lập tức, kèm theo hành động với một lời bình tĩnh như “Con có muốn ở một mình một lát không…”
  • HỨA MÀ KHÔNG THỰC HIỆN
Trẻ em thường yêu cầu chúng ta điều gì đó mà chúng ta không thể đáp ứng – như là một món đồ chơi đắt tiền hoặc một chuyến đi chơi…Thay vì từ bỏ ngay lập tức, chúng ta thường muốn thoát khỏi xung đột và đưa ra những câu trả lời mơ hồ như là “Không phải bây giờ…” hoặc “Để lần sau mẹ sẽ mua”… Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc không đưa ra một câu trả lời trực tiếp không những không thoả mãn được mong muốn mà còn gây ra cho trẻ cảm giác khó chịu và không được tôn trọng.
Chúng ta nên làm gì trong trường hợp này? Hãy dứt khoát, bình tĩnh, từ chối những gì bạn không thể mua hoặc những gì bạn cho là không thể chấp nhận được. Ví dụ “Có, mẹ biết bạn con cũng có đồ chơi này nhưng con nhìn này, trên này có ghi độ tuổi và con còn bé quá để mua đồ chơi này”.
Nếu mong muốn của con có thể thực hiện được nhưng không phải ngay lập tức mà không phải trong tương lai gần thì hãy sử dụng những chiến thuật nhẹ nhàng hơn. Ví dụ nếu con muốn đi biển chơi, hãy nói “Mẹ không thể hứa mình sẽ đi biển được mùa hè này, nhưng mình sẽ tiết kiệm tiền từ bây giờ và khi nào có đủ, chắc chắn mình sẽ đi nhé”.
  • TIME-OUT QUÁ LÂU
Ở nhiều nền văn hoá, nhất là ở Việt Nam, hình phạt cổ điển đối với một đứa trẻ mè nheo là cách ly tạm thời, úp mặt vào tường, cho vào phòng đóng cửa… Hình thức trừng phạt này phổ biến vì đa phần cho rằng nó tương đối nhân văn (ít nhất là so với đánh đòn) tuy nhiên trong nhiều bài viết mình cũng từng phân tích khá kỹ, nếu cha mẹ vẫn áp dụng thì không nên quá lâu. Với trẻ dưới 3 tuổi, time-out thường chỉ có ý nghĩa trong vài giây đầu tiên. Sau đó đứa trẻ sẽ thấy hình phạt là trò chơi thú vị, ngọ nguậy và dẫn tới một loạt bê bối mới.
Ngoài ra, nhiều nhà tâm lý học hiện đại tin rằng time-out khiến trẻ liên kết cảm giác khó chịu và bị bỏ mặc với trạng thái bị từ chối và cô đơn. Nói chung, nhiều chuyên gia không ủng hộ hình phạt này.
  • CƯ XỬ LẠNH LÙNG VỚI CON
Đình chỉ các đặc quyền khi con có hành vi sai trái là một phương pháp kỷ luật hiệu quả. Tuy nhiên, đẩy trẻ ra xa khi trẻ muốn sửa đổi với sự trợ giúp của những nụ hôn, cái ôm thì sai và tiêu cực. Cách thể hiện sự không hài lòng này có thể khiến bé cảm thấy con không xứng đáng với tình yêu của bạn. Giả vờ bỏ đi khi con đang náo loạn trên đường phố hoặc trong cửa hàng cũng là sai mặc dù con có thể giữ yên lặng và vội vàng chạy theo bạn. Bạn có thể đã chiến thắng nhưng về lâu dài nó làm gia tăng nỗi sợ bị bỏ rơi và bỏ mặc.
Thay vì bỏ mặc và đẩy con ra xa, hãy nói với con rằng bạn khó chịu với hành vi của con – một cách trực tiếp và bình tĩnh mà không làm con có cảm giác mình bị từ chối.
Mục tiêu là cho con biết bạn đang khó chịu vì sự không vâng lời của con chứ không phải chính co. Nếu bạn cảm thấy không thể xử lý ngay, hãy nói với con là cả 2 sẽ thảo luận về những gì đã xảy ra khi con bình tĩnh lại.
Với tư cách là một nhà tư vấn và cũng là mẹ, mình hiểu rằng rất khó để chúng ta có thể làm theo những lời khuyên dù nó đúng đắn và hợp lý. Do chúng ta rất dễ bị sa đà vào thói quen thông thường.
Thỉnh thoảng, hãy dành 1-2 phút để suy nghĩ kỹ xem bạn có thể sử dụng những kỹ thuật đặc biệt nào để kiềm chế hành vi xấu của con một cách hoà bình và hiệu quả. Hãy nhớ một điều đơn giản: mức độ tương tác tích cực của bạn với con càng cao, bạn và cả gia đình sẽ càng bình tĩnh và hạnh phúc hơn.
Nguồn: Linh Phan/ Parenting Expert & Writing Coach
Tham khảo thêm chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ tại Amon qua đường link: http://khuyenmai.amon.edu.vn
——————————————-
HỆ THỐNG TRƯỜNG MN GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM AMON KINDERCARE
Campus 1: Lô TT4.15 & 16 KĐT Nam Cường, Ngõ 234 Hoàng Quốc Việt, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 2: Lô 115 & 116 Phố Thiên Hiền, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm Hà Nội
Campus 3: Lô TT4. 24 & 25 KĐT Thành Phố Giao Lưu, Ngõ 232 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 4: Lô TT4. 1 KĐT Thành Phố Giao Lưu, Ngõ 232 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 5: Lô BT 06 – 08. KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0986 268 141 – 098 1796 006

Bình luận Facebook:

Các bài viết khác: