Khả năng “tự điều chỉnh”: kỹ năng sống quan trọng nhất mà phụ huynh cần dạy cho con
Đăng ngày: 04/12/2020
Lượt xem: 126
Khả năng “tự điều chỉnh”: kỹ năng sống quan trọng nhất mà phụ huynh cần dạy cho con
Thật ra gọi “khả năng tự điều chỉnh” này là một kỹ năng vẫn chưa chính xác lắm. Nó thật ra là một tập hợp những kỹ năng bởi vì trẻ sẽ phải học kiểm soát không chỉ một hành động hay hành vi mà có thể là nhiều thứ khác: một xung động, một chuyển động hoặc là một cảm xúc, cảm giác.
Nói chung nó được gọi là khả năng tự điều chỉnh. Nhắc tới khả năng này, có nghĩa là chúng ta phải nhắc tới 3 khía cạnh quan trọng: chức năng điều hành (kiểm soát trong não), điều chỉnh cảm xúc (kiểm soát cảm xúc) và quy định hành vi (kiểm soát hành động và chuyển động). Tất cả tạo nên một tập hợp các khả năng được gọi là kỹ năng tự điều chỉnh.
Có một thí nghiệm rất nổi tiếng trên thế giới liên quan tới kỹ năng này của trẻ có tên là “Marshmallow Test” của Walter Mischel. Thí nghiệm này bắt đầu vào những năm 1960 tại trường mẫu giáo Bing của Đại học Standford. Mischel cho bọn trẻ ăn 1 chiếc kẹo dẻo ngay từ đầu và đặt thêm 2 chiếc khác ở trên bàn nhưng yêu cầu chúng phải ngồi một mình trong phòng 20 phút mà không được ăn kẹo . Việc chờ đợi khi trẻ vô cùng thèm muốn này, về mặt lý thuyết được gọi là “sự trì hoãn cảm giác hài lòng”. Đây là một trong những thí nghiệm của kỹ năng tự điều chỉnh, khi mà phần lớn những đứa trẻ, đều khó có thể ngồi yên chờ đợi tới giây phút chúng được ăn nốt những chiếc kẹo còn lại. Sự xung đột xảy ra trong thí nghiệm này chính là một tình huống để kiểm tra khả năng tự kiểm soát/điều chỉnh.
Thực tế là khả năng tự điều chỉnh còn có yếu tố di truyền, một số trẻ em sinh ra đã có khả năng kiềm chế tốt hơn so với những đứa trẻ khác. Nhưng nói chung, để có được khả năng này, mọi đứa trẻ đều cần được điều chỉnh và hướng dẫn từ người chăm sóc.
Cũng trong nghiên cứu của Mischel, ông còn tìm ra trẻ có khả năng trì hoãn sự hài lòng tốt còn tiếp tục có nhiều thành tích và khả năng tích cực trong nhiều thập kỷ. Suốt 50 năm, ông phát hiện ra những đứa có khả năng trì hoãn và chờ đợi tốt hơn thì hòa đồng hơn, có chỉ số BMI thấp hơn, tỷ lệ nghiện ngập và ly hôn thấp hơn cũng như có điểm số tốt hơn.
Tuy nhiên, như vậy thì có nên hiểu những đứa trẻ không giỏi chờ đợi trong bài test sẽ có cuộc sống kém hạnh phúc và thành công hơn? Không hẳn. Mischel cho rằng khả năng tự điều chỉnh là hoàn toàn có thể dạy được và nó phụ thuộc vào chiến lược mà phụ huynh áp dụng với con cái mình. Kỹ năng tự điều chỉnh có thể được học ở mọi lứa tuổi. Giống như người lớn có thể bỏ hút thuốc, ăn kiêng. Trẻ cũng có thể làm sai nhưng được hướng dẫn để làm đúng và được hỗ trợ để làm chủ mình thì hoàn toàn phát triển được khả năng kiểm soát.
Trẻ nhỏ không phát triển kỹ năng này trước 3-4 tuổi và kỹ năng này chỉ hoàn thiện khi chúng ta ngoài 20 tuổi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hướng dẫn, làm gương, điều hướng và dạy con kỹ năng này từ khi con sinh ra. Amon sẽ có một bài viết chia sẻ kỹ hơn về nội dung này ở bài viết ngày mai nhé!
Bài viết sử dụng một số thông tin khoa học trong các nguồn sau:
Các bài viết khác:
- HALLOWEEN – CÙNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐA DẠNG QUA MÔN TIẾNG ANH (0 lượt xem)
- TIỆC BUFFET HALLOWEEN VÀ CHÚC MỪNG SINH NHẬT CÁC CON SINH THÁNG 10 (0 lượt xem)
- ĐI CHƠI THÍCH MÊ CÙNG CÁC EM BÉ NHỎ NHẤT TRƯỜNG (0 lượt xem)
- “JOB – MONEY – SHOPS” – DỰ ÁN SONG NGỮ VỚI NHỮNG BÀI HỌC CUỘC SỐNG THIẾT THỰC (0 lượt xem)
- TẬP HUẤN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NĂM HỌC 2024-2025 (0 lượt xem)
Bình luận Facebook: