7 MẸO HAY ĐỂ TRẺ LUÔN LẮNG NGHE BẠN NÓI

Đăng ngày: 02/03/2021 Lượt xem: 150
“Con hư quá rồi, bố/mẹ nói không chịu nghe lời gì cả”, “Đến bao giờ còn mới chịu đọng lại những điều bố/mẹ nói đây?”,…
Có lẽ ai làm bố mẹ cũng từng phải thốt lên những câu nói này. Con của chúng ta, tụi nhỏ có khi vẫn còn quá nhỏ để hiểu điều người lớn muốn nói. Cũng vì thế mà đôi khi chúng gây nên nỗi niềm thất vọng cho các bậc cha mẹ và rồi họ lại phàn nàn rằng con họ “không chịu nghe lời”.
Thực ra, con nhỏ cũng giống như chúng ta, không phải lúc nào cũng muốn lắng nghe. Thông thường, các bố mẹ sẽ nói đi nói lại một yêu cầu khoảng 10 lần, sau đó sẽ bắt đầu đếm ngược để kỷ luật con. Tuy nhiên, sự thật là điều đó không thực sự dạy cho con biết cách chú ý lắng nghe. Con sẽ hiểu rằng, con có thể phớt lờ lời nói của bạn trong 10 lần đầu và chỉ chú ý khi bạn bắt đầu nổi giận.
 Vì thế, bố mẹ muốn nhận được sự lắng nghe từ con mình, nhất là với những bé ở lứa tuổi lớn hơn bố mẹ có thể cho con tham gia các khóa học quản lý cảm xúc bản thân hoặc cho con tham gia mùa trại của LÀNG HÁO HỨC. Đến với LÀNG HÁO HỨC, ngoài các hoạt động khám phá thiên nhiên, con được học những kỹ năng mềm, hữu ích trong cuộc sống như cách “Lắng nghe” và làm sao để lắng nghe cho đúng. Để rồi khi về đến nhà, bố mẹ sẽ nhận thấy rõ sự thay đổi từ con, các bạn nhỏ không còn nóng tính, chống đối và biểu tình khi bố mẹ nói những điều không vừa ý nữa.
 Đối với những trẻ còn nhỏ tuổi, bố mẹ có thể áp dụng 7 mẹo sau để con lắng nghe mình nhiều hơn:
1️⃣ NHÌN VÀO MẮT CON
Chúng ta có thể thường nhìn thấy cảnh những đứa trẻ mới biết bò hoặc biết đi bám lấy chân mẹ để đòi bế hoặc để níu giữ không cho mẹ đi khỏi mình. Nếu người mẹ cứ chỉ đứng và nói về ý muốn của mình thì sẽ khó có được sự lắng nghe của con mình. Vì vậy, với những đứa con nhỏ, bố mẹ hãy cúi thấp người xuống, có thể là ngồi xổm hoặc quỳ để ngang tầm mắt với con. Sau đó hãy nhìn vào mắt con và nói ý muốn của mình. Khi đó, con sẽ dễ dàng lắng nghe và tiếp nhận thông điệp từ phía cha mẹ hơn.
2️⃣ PHẢI THẬT RÕ RÀNG
Hãy nói thông điệp mà bạn muốn gửi đến con bạn một cách thật rõ ràng, đơn giản và với thẩm quyền. Con bạn có thể làm loạn lên vì chẳng hiểu gì cả nếu thông điệp của bố mẹ quá dài dòng. Ví dụ như: “trời đang rất là nóng, con đi ra ngoài sẽ bị nắng chiếu vào, vì thế mẹ nghĩ con nên đội mũ và bây giờ thì con nên đội mũ vào…”. Hãy nói với con : “con nên đội mũ vào”.
Ngoài ra, bố m7ẹ cũng không nên đưa ra một câu hỏi gợi ý mang tính lựa chọn cho trẻ nếu như thực tế là trẻ không có. Ví đu: đã đến giờ ra ngoài và cả nhà cần lên xe để đi thì bạn hãy nói “đã đến lúc cần lên xe để đi rồi con yêu” thay vì “bây giờ con có thể bước lên xe được chứ con yêu?”. Nếu như con nói không thì bố mẹ sẽ xử lý ra sao nhỉ? Cho bạn ấy ở nhà luôn hay ép bạn ấy lên xe? Như vậy con sẽ cảm thấy rất bất công vì không được lựa chọn theo ý muốn của mình.
3️⃣ HÃY NHẤT QUÁN
Một nguyên tắc thường xuyên cần được sử dụng nhất trong việc dạy con đó là sự nhất quán. Đừng bao giờ bỏ qua điều này nếu bạn muốn con bạn thực sự lắng nghe bạn. Đừng bao giờ quên giữ lời nói hay lời hứa của bạn với con trẻ.
Hãy chắc chắn rằng, những người trong gia đình bạn cũng biết về những nguyên tắc và tôn trọng nó. Nếu có bất cứ điều gì bất đồng, hãy nói chuyện và giải quyết giữa những người lớn với nhau trước, sau đó hãy đưa ra quy tắc để áp dụng với con trẻ.
Cũng nhớ rằng, đừng chỉ nói mà hãy dạy con cách làm. Ví dụ: đừng chỉ nói rằng “hãy đặt cốc nước của con xuống bàn đi” nhiều lần và mong con thực hiện, thay vào đó, khi nói hãy cầm tay con và dạy con đặt cốc xuống bàn.
4️⃣ HÃY CỦNG CỐ THÔNG ĐIỆP CỦA BẠN BẰNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ
Đôi khi, nếu bạn muốn đưa ra một thông điệp nào đó cho con cái, đừng chỉ nói, hãy thực hiện hành động kèm theo. Ví dụ như khi bạn nói với con: “hãy đi ngủ thôi” thì hãy kèm theo đó hành động tắt đèn hoặc nằm xuống đưa tay ra cho con gối đầu.
Một điều rất quan trọng đó là đưa ra những cảnh báo về nguồn nguy hiểm cho con, do đó hãy đảm bảo việc con nhìn thấy hành động của bạn để cùng thực hiện. Ví dụ như khi đi qua đường, hãy giữ tay con để chỉ cho con biết cách sang đường an toàn, tránh khỏi nguồn nguy hiểm là những chiếc xe đang lao tới.
5️⃣ HÃY RA HIỆU TRƯỚC CHO CON
Hãy cho con của bạn một vài thông báo trước khi việc bạn cần con lắng nghe thực sự xảy đến, đặc biệt là khi con đang tập trung chơi đồ chơi hoặc chơi với bạn. Ví dụ như khi bạn chuẩn bị cần ra khỏi nhà, hãy nói với con “chúng ta sẽ ra khởi nhà trong vài phút tới. Khi mẹ gọi thì con hãy ra khỏi khu chơi của con và rửa tay để chuẩn bị lên đường nhé!”
6️⃣ HÃY HƯỚNG DẪN CON MỘT CÁCH VUI VẺ
Hầu hết trẻ em đều sẽ có phản ứng tốt nhất khi nghe những thông điệp hài hước từ người lớn. Sự hài hước, tình cảm và sự tin tưởng mà bạn thể hiện với con bạn khi nói chuyện với chúng theo cách này sẽ khiến chúng muốn lắng nghe bạn bởi vì chúng sẽ biết rằng bạn yêu chúng và nghĩ chúng thật đặc biệt.
Vì vậy, bằng cách đưa ra những nhiệm vụ thực tế, đôi khi mang tính chất như một trò chơi, bạn có thể kích thích sự lắng nghe của con bạn. Việc la hét để yêu cầu con làm một việc gì đó có thể có kết quả ngay lập tức nhưng sẽ chẳng vui chút nào khi làm như vậy. Con mệt mỏi và bố mẹ cũng stress khi la hét. Bạn có thể sử dụng một âm điệu khác nghe có vẻ ngớ ngẩn hoặc phổ nhạc cho yêu cầu của mình, đưa ra những lợi ích con có thể có được sau khi thực hiện theo yêu cầu của mình. Đừng quên khen ngợi con khi con đã hoàn thành nhiệm vụ của mình bố mẹ nhé.
7️⃣ VÀ LUÔN LÀM GƯƠNG
Con trẻ bao giờ cũng bắt chước học theo bố mẹ rất nhanh, vì vậy, chúng sẽ biết lắng nghe tốt hơn nếu bố mẹ cũng là những người biết lắng nghe con mình. Hãy cho con thấy sự tôn trọng của bạn khi lắng nghe con như khi bạn nói chuyện với những người lớn như mình. Hãy nhìn con và lắng nghe khi con nói, sau đó trả lời con một cách lịch sự và để con nói hết mà không bị ngắt lời dù bạn đã biết con định nói gì.
Hy vọng rằng với những mẹo trên, cuộc trò chuyện của bố mẹ với các bạn nhỏ sẽ trở nên vui vẻ, dễ dàng và thân thiện hơn.
——————————————
HỆ THỐNG TRƯỜNG MN GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM AMON KINDERCARE
Campus 1: Lô TT4.15 & 16 KĐT Nam Cường, Ngõ 234 Hoàng Quốc Việt, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 2: Lô 115 & 116 Phố Thiên Hiền, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm Hà Nội
Campus 3: Lô TT4. 24 & 25 KĐT Thành Phố Giao Lưu, Ngõ 232 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 4: Lô TT4. 1 KĐT Thành Phố Giao Lưu, Ngõ 232 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Campus 5: Lô BT 06 – 08. KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0986 268 141 – 098 1796 0067

Bình luận Facebook:

Các bài viết khác: